Với nền kinh tế xã hội phát triển vượt bậc như ngày nay, chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại.... ngày càng nhiều như chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại,...
Đặc biệt, xử lý chất thải nguy hại là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp, mức phạt cho việc không phân loại, không đăng ký sổ chủ nguồn thải, ký hợp đồng sai nguyên tắc, đổ không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt hành chính rất nặng lên đến hàng trăm triệu đồng. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải thu gom và xử lý chất thải nguy hại đúng theo quy định.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Tư vấn Môi Trường Hải Âu chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến môi trường, bao gồm dịch vụ thu gom và xử lý chất thải công nghiệp.
Hình Công ty Dịch vụ Tư vấn Môi Trường Hải Âu
QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI BAO GỒM:
- Bước 1: Tư vấn, khảo sát và báo giá cho Khách hàng;
- Bước 2: Ký kết hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại ;
- Bước 3: Thu gom và vận chuyển;
- Bước 4: Xử lý;
- Bước 5: Cấp chứng từ xử lý;
- Bước 6: Nghiệm thu và thanh lý.
Cùng với quy trình thực hiện kỹ lưỡng, hãy cùng Hải Âu điểm qua các thông tin quan trọng cần lưu ý trước khi chọn dịch vụ này nhé!
PHÂN ĐỊNH, PHÂN LOẠI VÀ DÁN NHÃN CHẤT THẢI
XÁC ĐỊNH DANH MỤC CHẤT THẢI
Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Theo Điều 3 – Luật Bảo Vệ Môi Trường số 72/2020/QH14).
Chất thải nguy hại từ nhà máy, xí nghiệp
Danh mục CTNH và mã của từng CTNH quy định tại Phụ lục đính kèm - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. CTNH phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc chuyển đi xử lý.
YÊU CẦU KỸ THUẬT, QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
CTNH được phân loại, đóng gói trong bao bì, dán nhãn, sẽ được lưu chứa trong thiết bị riêng biệt, có khu vực lưu giữ theo đúng quy định:
-
Bao bì lưu chứa CTNH
-
Thiết bị lưu chứa CTNH
-
Khu vực lưu giữ CTNH phải đáp ứng đúng yêu cầu
-
Trang bị khu vực lưu giữ CTNH phải đúng quy định
Đối với chất thải y tế: thì khu vực lưu chứa phải đáp ứng các quy định về quản lý chất thải y tế theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT - Quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ NGUỒN THẢI
Trách nhiệm của nguồn chủ thải là gì?
Trách nhiệm chung:
- Khai báo khối lượng, loại CTNH trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;
- Trường hợp thay đổi khối lượng, loại CTNH phát sinh, chủ dự án, cơ sở có trách nhiệm báo cáo việc thay đổi trong báo cáo CTBVMT định kỳ của dự án, cơ sở;
- Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
- Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao CTNH cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
Việc lưu giữ CTNH phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;
- Không để lẫn CTNH với chất thải thông thường;
- Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;
- Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định pháp luật;
- Chủ nguồn thải phải có khu vực lưu giữ tạm thời CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về BVMT theo quy định của Bộ TN&MT.
Về mã chất thải:
Mã chất thải là cột thể hiện mã số của từng loại chất thải bao gồm chất thải nguy hại (CTNH), chất thải công nghiệp phải kiểm soát (CTCNPKS) và chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT), cụ thể tại Phụ lục III – đính kèm Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
CHUYỂN GIAO
Chủ nguồn thải có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc chuyển giao xử lý CTNH, thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Dịch vụ thu gom và xử lý chất thải Hải Âu
Chứng từ chất thải nguy hại:
Chủ nguồn thải tiến hành chuyển giao và phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom và xử lý chất thải nguy hại(CTNH) hoặc đơn vị thực hiện việc vận chuyển CTNH để lập chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao. Một bộ Chứng từ CTNH gồm các liên như sau:
- Liên số 1: Lưu tại Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom và xử lý CTNH 1 hoặc đơn vị thực hiện việc vận chuyển CTNH;
- Liên số 2: Lưu tại Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH 2 (nơi thực hiện việc xử lý CTNH) - nếu có;
- Liên số 3: Lưu tại chủ nguồn thải (sau khi Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH 1 hoặc đơn vị thực hiện việc vận chuyển CTNH tiếp nhận chất thải);
- Liên số 4: Lưu tại chủ nguồn thải (Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH gửi lại sau khi đã hoàn thành việc xử lý CTNH);
Biểu mẫu: Mẫu số 04. Chứng từ CTNH – đính kèm tại Phụ lục III – Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
Sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chuyển giao CTNH, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ CTNH mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH thì chủ nguồn thải CTNH phải báo cáo cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh hoặc Bộ TN&MT để kiểm tra, xử lý theo QĐPL.
* Chứng từ CTNH là giấy tờ thể hiện thông tin CTNH đã được thu gom, xử lý.
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
Tích hợp chung trong Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 và báo cáo được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 05/01 của năm tiếp theo).
LƯU TRỮ HỒ SƠ
Chủ nguồn thải lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo cáo quản lý CTNH và các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
Với thái độ làm việc tích cực, Công ty dịch vụ tư vấn môi trường HẢI ÂU hoàn toàn tự tin có thể giải quyết các vấn để của quý khách về môi trường, từ dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đến lập các hồ sơ môi trường, xin cấp sổ chủ nguồn thải,...
Đảm bảo chất lượng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải tại Hải Âu
Ngoài ra, Công ty còn cung cấp dịch vụ đánh giá phòng thí nghiệm, kiểm tra chéo và so sánh liên phòng phục vụ trong thẩm định phương pháp.